ngan-hang-1.1.9.png

Nợxấu là gì và CIC là gì, vì sao khi tham gia vay tín chấp, vay tiêu dùng tạingân hàng thì chúng ta phải lưu ý về vấn đề trả nợ chậm thanh toán.

CIClà gì?

CIClà tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năngthu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêucầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tinngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. CIC là viết tắtcủa từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng


ngan-hang-1.1.10.jpg

Cáchthức hoạt động của CIC

Cácngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chứcvay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành mộtcơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.Sau đó khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CICvà kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Phânloại nhóm nợ xấu:

           Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là cáckhoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếuquá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bịphạt lãi quá hạn 150%)

           Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoảnnợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)

           Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là cáckhoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

           Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoảnnợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)

           Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (làcác khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Nợxấu là gì?

Nợxấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghingờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợquá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàngthương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vayvào các nhóm thích hợp.

Nhưvậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trảnợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín dụngchuyên ngành.

Rơivào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?

Khivay tín chấp hay vay thế chấp tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì tổ chứctín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quátrình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữliệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.

Vớinhóm 1 tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thườngxuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốtthì có thể trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.

Theođó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấulà nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánhgiá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổitùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn nhưquy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.

Hiệntại không có một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng bị CIC nhóm 2 và bạn chỉ có thểvay được tại một số công ty tài chính Prudential Finance, FE Credit... Tuynhiên tùy từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do là gì và chứng minh ở tổ chứccho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được.

Nếunhư bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công tytài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ýrằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lạibình thường và được xét duyệt vay vốn.

Đặcbiệt, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêunăm đã qua đi nữa.

Nhữnghành động khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu

           Chậm hoặc không thanh toán tiền vay:thường vài tháng liên tục trở lên

           Chậm hoặc không thanh toán chi phí sửdụng trong thẻ credit card.

           Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đếntài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ

           Bị kiện ra toà do không thanh toán nợvới người khác hoặc doanh nghiệp khác

Từđó chúng ta thấy rằng, bạn nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng của mình cógì không tốt hay không

ngan-hang-1.1.11.jpg

Khoản tín dụng tốt là khi bạn thanh toán đúng hạn với ngân hàng

Lờikhuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu

Trướckhi vay tín chấp hay vay thế chấp, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng làbao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạnấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảmcuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạncũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.

Đừngcố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đâykhông tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫnkhông vay được.

Đặcbiệt những bạn sử dụng Credit Card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hếtnợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nênmua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.

Nếucó vay khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.

 Theo thị trường tài chính Việt Nam

 

Chat ngay

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến dự án. Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới, Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.