Doanh Nghiệp Sẵn Sàng Bỏ Vài Nghìn Tỷ Xây Khu Nghỉ Dưỡng Nhưng Lại Ít Đầu Tư Cho Nhân Sự
Làmthế nào để tuyển dụng được một đội ngũ nhân sự đáp ứng được cả về số lượng vàchất lượng đang là bài toán nan giải, cấp bách đối với các doanh nghiệp bất độngsản du lịch.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch đang rất khát nhân sự chất lượng
Tổnggiám đốc một khách sạn lớn tại Hà Nội từng chia sẻ với TheLEADER rằng ôngđã đến một khu nghỉ dưỡng và không cósuy nghĩ sẽ quay lại lần hai do quá bức xúc và không hài lòng với chất lượng dịchvụ tại đó.
Theoông ước tính, chủ đầu tư dự án này đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựngkhu nghỉ dưỡng nhưng dich vụ lại vô cùng tồi tệ do không đầu tư vào yếu tố conngười.
Trongkhi đó, theo ông, con người, chất lượng dịch vụ mới là yếu tố quan trọng nhất đểhấp dẫn du khách, khiến du khách quay trở lại. Nếu muốn có một khu nghỉ dưỡnghoạt động tốt, bài toán con người cần được giải quyết một cách tối ưu nhất. Ngượclại, dự án đó sẽ có hiệu quả đầu tư kém, khó có thể mang lại được lợi nhuận.
ÔngNguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng chia sẻ rằng, ôngcó rất nhiều các chuyến đi công tác, làm việc và lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng,khách sạn lớn trên cả nước. Đi đâu ông cũng thấy đội ngũ nhân viên phục vụ, lễtân ở các điểm đến này rất thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, trình độ chuyênmôn, kỹ năng của những nhân viên này chưa chuyên nghiệp.
"Trênbàn tiệc thậm chí có cả thứ trưởng, bộ trưởng nhưng nhân viên vẫn bày các đĩathức ăn lộn xộn. Nhân lực phục vụ tại các khách sạn còn thiếu, hoặc ngay khi đủsố lượng cũng không đáp ứng được về chất lượng khiến công tác phục vụ rất yếu,gây những ấn lượng không tốt cho khách hàng", ông Nam nói và nhấn mạnh rằngđây chính là hạn chế rất lớn của Việt Nam trong việc hấp dẫn khách du lịch.
Lýgiải nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch, nhiềuchuyên gia cho rằng, hầu hết các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các chủ đầu tư cóthể sẵn sàng bỏ ra vài trăm tỷ để xây dựng bất động sản, phòng lưu trú song vấnđề dịch vụ và con người lại chưa thực sự đầu tư một cách thoả đáng. Hiếm có khudu lịch nào chịu bỏ ra một số tiền lớn để đào tạo cho nhân lực.
Trongkhi đó, quay trở lại với sự phát triển của du lịch, điều quan trọng nhất khôngphải là phát triển bất động sản mà là bán "cảm xúc" cho khách hàng,trong đó có một phần không nhỏ đến từ chất lượng dịch vụ. Một khu nghỉ dưỡng đẹpnhưng dịch vụ kém rất khó để du khách quay trở lại lần thứ hai.
Theoông Thân Thành Vũ, Phó Chủ tịch Hội Bất động sản Du lịch Việt Nam, thống kê củaTổng cục Du lịch cho rằng lượng khách quốc tế quay trở lại Việt Nam là hơn 30%,song con số thực tế chỉ khoảng 6%, tức 100 người đến Việt Nam chỉ 6 người quaytrở lại. Trong khi đó, con số này tại Thái Lan là 30%.
Nhưvậy có nghĩa, Việt Nam vẫn tăng trưởng du lịch nhưng lúc nào cũng thua ngườiThái. Bởi họ vừa có khách mới, vừa có khách quay lại, còn tại Việt Nam, lượngkhách quay lại quá ít, khách mới không bù kịp.
ÔngVũ cho rằng, một trong những lý do khiến khách du lịch không quay trở lại ViệtNam là do chất lượng dịch vụ kém. Trên địa bàn cả nước hiện chỉ đếm trên đầungón tay những trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành du lịch, mỗi trường mộtnăm chỉ cung cấp ra thị trường từ hàng chục đến vài trăm sinh viên là nhiều.
Trongkhi đó, một khách sạn, khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao đòi hỏi tổng số nhânviên phục vụ từ buồng phòng, bếp, lễ tân phải đạt số lượng từ 1,5 - 2 người/phòng,chia ca làm việc. Như vậy, với một khu nghỉ dưỡng 500 phòng, số lượng nhân sự cầnthiết là rất lớn, lên tới hơn một nghìn người. Để đáp ứng được số lượng nhân sựnày là không hề đơn giản.
Mặtkhác, hầu hết các trường đào tạo hiện nay đều dạy sinh viên theo kiểu "họcbơi trên cạn" không có các liên kết với các cơ sở thực tế. Do đó, phần lớncác sinh viên ra trường đều không đáp ứng được nhu cầu chất lượng của các doanhnghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại.
Cũngtheo ông Vũ, một nguyên nhân nữa khiến thiếu nhân sự cho bất động sản du lịchlà do số lượng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng được xây dựng lên rất nhiều trongthời gian gần đây, kéo theo đó là nhu cầu về nhân sự rất lớn.
Đơncử như Novaland, với ba thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng NovaHills,NovaBeach và NovaWorld. Từ nay đến năm 2023, Novaland sẽ phát triển hơn 10.000phòng khách sạn. Nếu tính cả các mảng như vui chơi giải trí, sân golf, vườnthú, công viên hay các nhân sự tài chính, quản trị nhân sự, thiết kế thì doanhnghiệp cần một nguồn nhân sự rất lớn.
Ngaytrong năm nay, tập đoàn này dự kiến đưa khoảng 2.400 sản phẩm bất động sản nghỉdưỡng ra thị trường tại nhiều thành phố có tiềm năng du lịch lớn trên cả nước.Theo lãnh đạo tập đoàn này tiết lộ, ước tính đến 2023 Novaland cần tới 40.000nhân sự trải dài hầu hết hết các hoạt động của nền kinh tế. Novaland cần nguồnnhân lực chất lượng cao và tâm huyết cùng đồng hành trong thời gian tới.
Trongkhi đó, lực lượng lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam đang mấtcân đối khi lượng du khách đổ nhiều các điểm du lịch trong thời gian ngắn nhưngnguồn nhân lực không theo kịp. Cả ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam mới chỉđáp ứng được 60% nhu cầu, chưa nói đến chất lượng.
Doanhnghiệp cần "tự lo cho mình"
Tại"Diễn đàn Bất động sản du lịch 2019: Triển vọng thị trường và thách thứcnguồn nhân lực" do TheLEADER tổ chức, ông Kai Marcus Schroter, Tổng giám đốcHospitality Tourism Management (HTM) cho rằng, cung cấp nhân sự cho các dự ánnghỉ dưỡng luôn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Đểlàm được điều này, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trên thị trường và có mạnglưới rộng khắp. Đơn cử như tại HTM, doanh nghiệp đã vươn ra và chạm đến các trườngđại học, chuyên ngành và các đối tác thường xuyên trong 22 năm qua.
Vídụ, khi mở một khu nghỉ dưỡng 4 sao với 250 phòng tại Phú Quốc, HTM phải cóngay hệ thống để cung cấp nhân sự, từ những vị trí nhân viên tới quản trị. Vớimột số địa điểm khó hơn mà HTM không thể tìm đủ số lượng nhân sự cần thiết,doanh nghiệp này sẽ phải tìm kiếm từ các đối thủ cạnh tranh hoặc phải tìm đếncác tỉnh thành khác để tuyển dụng, đào tạo.
Theoông Kai, nhìn chung, tình trạng thiếu hụt về nhân sự trong ngành bất động sảndu lịch vẫn sẽ tiếp tục. Để đáp ứng nhân sự cho 10 -15 năm nữa, Việt Nam phải đầutư những bước đầu tiên là giáo dục đào tạo và cần có sự hỗ trợ của Chính phủ.
Tuynhiên, việc đào tạo nhân sự trong lĩnh vực du lịch khách sạn không phải là côngviệc chỉ “ngày một ngày hai” là xong mà cần những cấp độ và trải nghiệm nhất địnhtrong nghề phục vụ con người, con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, Tổnggiám đốc HTM nhận định.
Vềvấn đề này, ông Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng, số lượng nhân sự hạn chế cùng với trình độ, kỹ năng của các nhân viên khá yếu tạinhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng hiện nay đang là bài toán khó, cần giải quyết cấpbách của doanh nghiệp.
"Côngtác đào tạo nhân sự trong ngành du lịch hiện nay đã không đi trước một bước sovới sự phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng lại còn không theo kịpthị trường", ông Nam nhận định.
Đưara giải pháp cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực bất động sản du lịch trong thờigian tới, theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp không nên đợi nhà nước nữa,đợi nhà nước rất lâu. Các doanh nghiệp cần tự lo cho mình, liên doanh liên kếtvới các cơ sở đào tạo, từng bước kết hợp giữa đào tạo lâu dài với đào tạo ngắnhạn của doanh nghiệp để năng cao chất lượng nhân sự",
Đồngquan điểm, ông Nguyễn Thạc Thắng Giám đốc Công ty nhân sự First Alliances chinhánh Hà Nôi cũng nhận định, đối với lao động phổ thông, các chủ đầu tư nênliên kết với các trường đào tạo để đưa ra các tiêu chuẩn thực tế và cam kết tiếpnhận đầu ra; hoặc thuê giáo viên của các trường đến khách sạn để giảng dạy chonhân viên tùy theo chi phí của doanh nghiệp.
Đơncử như vừa qua, Novaland đã ký kết với Đại học Hoa Sen để chuẩn bị đào tạo nguồnnhân lực cho mình khi doanh nghiệp này có sản phẩm nghỉ dưỡng ra thị trường.
Bêncạnh đó, mỗi doanh doanh nghiệp cũng nên có có bộ phận đào tạo riêng. Doanhnghiệp có thể sử dụng những nhân sự nội bộ có kinh nghiệm cao hoặc thuê cáccông ty tư vấn quản lý, tìm các khóa học nước ngoài để đào tạo nhân viên, nhằmgiúp nhân sự phát triển nhanh và chuyên nghiệp hơn, ông Thắng chia sẻ.