NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ


 

Hỏi:Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cần điều kiện gì? Những thủ tục,giấy tờ cần thiết để họ được sở hữu nhà tại Việt Nam là gì?

Trảlời:

Luậtsư tư vấn về những vấn đề liên quan tới điều kiện, giấy tờ, thủ tục cần thiết đểngười nước ngoài và Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Sốlượng và hình thức nhà ở được sở hữu

Luậtmới quy định, Việt kiều có thể sở hữu đất nền hoặc nhà ở thuộc dự án nhà ởthương mại trong nước với số lượng không bị hạn chế.

Cáccá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% trong tổng số căn hộcủa 1 tòa nhà chung cư. Nếu như trong đơn vị hành chính cấp phường có nhiềuchung cư, họ chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà và khôngquá 30% trong tổng số căn hộ của tất cả các chung cư này.

Vớinhà ở riêng lẻ thuộc dự án nhà ở thương mại, các nhân, tổ chức nước ngoài đượcsở hữu số lượng cụ thể như sau:

+Đối với trường hợp chỉ có 1 dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc bằng2.500 căn, họ chỉ được sở hữu không quá 10% (tương đương với 250 căn) trong tổngsố lượng nhà ở tại dự án đó.

+Đối với trường hợp có từ 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong nhữngdự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn, họ cũng chỉ được sở hữu không quá 10% số lượngnhà ở tại mỗi dự án.

tin-tuc-1.1.jpg
Luật Nhà ở năm 2014 được nhận định có nhiều quy định thông thoáng hơn cho phép người nước ngoài, Việt kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nguồn: Internet

Điềukiện, thủ tục, giấy tờ cần thiết

Vềđiều kiện, thủ tục, giấy tờ cần có để Việt kiều, người nước ngoài được sở hữunhà ở trong nước, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày10/12/2015 quy định, Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị, đồngthời có dấu kiểm chứng nhập cảnh của các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh ViệtNam.

Trườnghợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải còn giá trị, có đóng dấu kiểmchứng nhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước và kèm theo giấy tờ xác nhận làngười gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.

Trườnghợp cá nhân nước ngoài, hộ chiếu phải còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứngnhập cảnh của cơ quan quản lý Nhà nước.

Trườnghợp tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng có đủ điều kiện công nhận quyềnsở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấytờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho hoạt động còn hiệu lựctại thời điểm ký kết những giao dịch về nhà ở.

Phươngthức thanh toán

Việcthanh toán tiền thuê, mua bán nhà ở có thể sử dụng tiền mặt hoặc thực hiệnthông qua tổ chức tín dụng theo sự thoả thuận giữa các bên ghi nhận trong hợp đồng.

Đốivới việc thanh toán tiền thuê mua, mua bán, nhà ở qua tổ chức tín dụng của cánhân, tổ chức nước ngoài, Việt kiều và việc chuyển tiền cho thuê mua, bán nhà ởra nước ngoài của những đối tượng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưara hướng dẫn cụ thể.

Thờihạn sở hữu nhà

Thờihạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định cho người nước ngoài tối đa là 50năm.

Quyềnmua bán nhà

LuậtNhà ở năm 2014 quy định, cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tại ViệtNam tối đa không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Còn đối vớitổ chức nước ngoài, thời hạn sở hữu nhà ở tối đa sẽ không vượt quá thời hạn trongGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trườnghợp hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu là cá nhân,tổ chức nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạnthêm.

Trườnghợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà cá nhân, tổ chức nước ngoài tặng cho hoặcbán nhà ở thì người được tặng cho, người mua được sở hữu nhà ở theo quy địnhsau đây:

Nếubên nhận tặng cho, bên mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Việt kiều hay trongnước thì họ sẽ được sở hữu nhà ở lâu dài ổn định.

Nếubên bên nhận tặng cho, bên mua là cá nhân, tổ chức nước ngoài (thuộc diện đượcsở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì họ chỉ được quyền sở hữu nhà ở trong thời hạncòn lại. Sau khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu giahạn thêm thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

Hợpđồng mua bán

Điều6, Luật Công chứng quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếngViệt”. Do đó, cá nhân, tổ chức nước ngoài nếu không thông thạo tiếng Việt thì họcần phải có người phiên dịch. Người phiên dịch sẽ do bên yêu cầu công chứng mời,phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Trườnghợp giao dịch nhà ở thông qua doanh nghiệp bất động sản, có thể áp dụng theo mẫuđược quy định trong Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Những mẫu hợp đồng này cóthể lập song ngữ và để bảo đảm tính pháp lý thì nên có người phiên dịch.

Luậtsư Nguyễn Đức Chánh

(Giámđốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh, Đoàn Luật sư Tp.HCM) (Theo Infonet)

 Theo: batdongsan.com.vn

 

 


Chat ngay

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến dự án. Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới, Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.